Kiến thức pháp luật – Người lao động cần phải biết

Related image

I. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

1. Người sử dụng lao động (NSDLĐ) không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. NSDLĐ không được yêu cầu người lao động (NLĐ) thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền và tài sản. (Vấn đề này trong thực tế nhiều doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bất chính vẫn áp dụng)

3. Một người có thể ký kết hợp đồng với nhiều người sử dụng lao động khác nhau miễn đảm bảo hoàn thành công việc theo thỏa thuận với các doanh nghiệp đó.

4. Khi hết hạn hợp đồng lao động, trong vòng 30 ngày hai bên PHẢI ký kết hợp đồng mới. Nếu không tiến hành ký kết thì:

  • HĐLĐ xác định thời hạn trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn.
  • HĐLĐ theo mùa vụ trở thành HĐLĐ xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.
  • Giữa 1 doanh nghiệp và 1 người lao động, chỉ được ký kết tối đa 02 HĐLĐ xác định thời hạn.

5. Thử việc:

  • Thời hạn thử việc không quá 60 ngày đối với công việc yêu cầu trình độ từ Cao đẳng trở lên.
  • Đối với các công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ thì thời hạn thử việc không quá 30 ngày.
  • Đối với các công việc khác thì không quá 6 ngày.
  • Lương thử việc bằng ít nhất 85% mức lương của công việc đó.
  • Trong thời gian thử việc, hai bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước.

7. Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn, hoặc vì nhu cầu sản xuất kinh doanh… thì được điều chuyển lao động làm công việc khác so với HĐLĐ nhưng không quá 60 ngày/năm (trừ trường hợp NLĐ đồng ý), công việc điều chuyển phải phù hợp với sức khỏe, giới tính của NLĐ và phải báo trước cho NLĐ 03 ngày làm việc.

8. Được quyền tạm hoãn thực hiện HĐLĐ trong một số trường hợp:

  • Thực hiện nghĩa vụ quân sự;
  • Bị tạm giam, tạm giữ;
  • Cai nghiện;
  • Mang thai….

9. Được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì những lý do công việc và cá nhân.

  • Đối với HĐLĐ xác định thời hạn: Phải báo trước 30 ngày;
  • Đối với HĐLĐ không xác định thời hạn: Báo trước 45 ngày;
  • Đối với HĐLĐ theo mùa vụ và một số trường hợp đặc biệt: Báo trước 03 ngày.

10. Được trả trợ cấp mất việc nếu doanh nghiệp tái cơ cấu, thay đổi, sáp nhập, chia tách… mà không thu xếp được việc làm cho NLĐ (đối với lao động làm việc từ 12 tháng trở lên).

 II. QUY ĐỊNH VỀ TIỀN LƯƠNG

1. Mức lương của NLĐ không được thấp hơn lương tối thiểu theo quy định của pháp luật.

2. Phải được trả lương đầy đủ, đúng hạn, nếu NSDLĐ chậm lương thì chậm không quá 01 tháng và phải trả thêm lãi suất trong 01 tháng đó.

3. Lương làm thêm giờ:

  • Làm thêm vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
  • Làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
  • Làm thêm vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
  • Làm thêm vào ban đêm, Người thì được trả thêm ít nhất bằng 30% và được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

4. Được quyền tạm ứng tiền lương.

III. THỜI GIỜ LÀM VIỆC – NGHỈ NGƠI

1. Thời gian làm việc không quá 08 tiếng/ngày, không quá 48 tiếng/tuần. Đối với công việc nặng nhọc, độc hại thì thời gian làm việc không quá 6 tiếng/ngày. Trong khoảng thời gian này, người lao động có quyền nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút.

2. Thời gian làm việc ban đêm là khoảng thời gian từ 22h (10h tối) đến 6h sáng hôm sau. Trong thời gian làm việc ban đêm, người lao động có quyền được nghỉ ít nhất là 45 phút.

3. Tổng thời gian làm việc bình thường và thời gian làm đêm không được quá 12 tiếng/ngày, không quá 30 tiếng/tháng, không quá 200 tiếng/năm (trừ một số trường hợp đặc biệt).

4. Được nghỉ ít nhất 4 ngày/tháng, trong tuần làm việc phải được nghỉ ít nhất 24 tiếng liên tục.

5. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì có ngày nghỉ hưởng nguyên lương trong năm. Tùy theo công việc và mức độ của công việc mà số ngày nghỉ từ 12 – 16 ngày/năm. Làm việc không đủ 12 tháng thì có số ngày nghỉ tương ứng với số tháng làm việc. Thâm niên làm việc 05 năm thì có thêm 1 ngày phép.

6. Có 10 ngày nghỉ lễ, tết bao gồm:

  • Tết Dương lịch;
  • Tết âm lịch (5 ngày)
  • Ngày chiến thắng (30/4)
  • Ngày quốc tế lao động (1/5)
  • Ngày Quốc khánh (2/9)
  • Giổ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch)

7. Đối với người lao động nước ngoài còn được nghỉ thêm ngày tết cổ truyền dân tộc và ngày Quốc khánh của nước đó.

8. Nếu những ngày nghỉ lễ trong năm trùng với ngày nghỉ cuối tuần thì sẽ được nghỉ bù thêm một ngày kế tiếp.

9. Những ngày nghỉ việc riêng, hưởng nguyên lương bao gồm:

  • – Nghỉ kết hôn: 03 ngày
  • – Con kết hôn: Nghỉ 01 ngày.
  • – Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ, vợ/chồng, con chết: Nghỉ 03 ngày.
  • – Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn: Nghỉ 01 ngày.

10. Ngoài những ngày theo quy định, NLĐ và NSDLĐ có thể thỏa thuận để có những ngày nghỉ không hưởng lương khác.

Về thời hạn của thỏa ước lao động tập thể

ThS. Hoàng Thị Minh (*) Ths, Giảng viên Khoa Pháp luật kinh tế – Đại học Luật Hà Nội.

Thoả ước lao động tập thể (thoả ước tập thể) là một trong những hiện tượng đặc thù của nền kinh tế thị trường. Trên thế giới, những thoả ước tập thể đầu tiên đã xuất hiện từ khoảng cuối thế kỷ thứ 18, đầu thế kỷ 19, khi các nền kinh tế tư bản đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, nhất ở một số khu vực như Anh, Mỹ, Tây Đức. Đối với nhiều quốc gia, thoả ước tập thể đã có những đóng góp quan trọng làm nên một xã hội thịnh vượng.

ThS. Hoàng Thị Minh (*) Ths, Giảng viên Khoa Pháp luật kinh tế – Đại học Luật Hà Nội.Về thời hạn của thỏa ước lao động tập thể


Thoả ước lao động tập thể (thoả ước tập thể) là một trong những hiện tượng đặc thù của nền kinh tế thị trường. Trên thế giới, những thoả ước tập thể đầu tiên đã xuất hiện từ khoảng cuối thế kỷ thứ 18, đầu thế kỷ 19, khi các nền kinh tế tư bản đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, nhất ở một số khu vực như Anh, Mỹ, Tây Đức. Đối với nhiều quốc gia, thoả ước tập thể đã có những đóng góp quan trọng làm nên một xã hội thịnh vượng.

Theo Khuyến nghị số 91 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), thoả ước tập thể là tất cả những bản thoả thuận viết liên quan đến việc làm và điều kiện lao động được ký kết giữa một một bên là người sử dụng lao động, một hoặc một nhóm hiệp hội giới chủ với bên kia là một hoặc nhiều tổ chức của người lao động. Khi không có tổ chức đại diện cho bên lao động thì những người được tập thể lao động bầu ra và được trao quyền một cách hợp thức theo pháp luật của quốc gia cũng có quyền ký kết thoả ước tập thể 1.

Ở nước ta, một định nghĩa khá khái quát về thoả ước tập thể được nêu ở Điều 44 Bộ luật Lao động hiện hành. Do nền kinh tế thị trường ở nước ta còn mới, các thoả ước tập thể chỉ chủ yếu được ký kết ở cấp cơ sở2. Thoả ước tập thể được ví như một “bộ luật lao động con” tại mỗi doanh nghiệp.

Thỏa ước tập thể được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, công khai. Nội dung của thỏa ước có thể bao gồm bất cứ vấn đề nào liên quan đến quan hệ lao động, nhưng chủ yếu vẫn là: việc làm và bảo đảm việc làm; thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương và các chế độ phúc lợi; an toàn vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội… Ở nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, thoả ước tập thể là phương tiện hàng đầu để ghi nhận nghĩa vụ giữ ổn định quan hệ lao động (peace obligation), hạn chế hành động của công đoàn và thống nhất về cách thức giải quyết tranh chấp lao động giữa các bên3.

Thoả ước tập thể cần được thương lượng lại sau một thời gian thực hiện để cập nhật những thay đổi. Vì các vấn đề được xử lý trong thoả ước tập thể rất phong phú và độ ổn định của chúng khác nhau, thời hạn của thoả ước tập thể cũng được ấn định khác nhau. Có hai nhóm thoả ước tập thể – nếu phân biệt chúng thông qua loại thời hạn: thoả ước tập thể xác định thời hạn và thoả ước tập thể không xác định thời hạn. Khi chứa đựng những vấn đề nhanh thay đổi, định kỳ cần xem xét lại thì thoả ước tập thể thường là xác định thời hạn. Trái lại, nếu thoả ước tập thể được sử dụng để quy định các nguyên tắc và điều kiện nền tảng cho thị trường lao động, nhằm vào những vấn đề có tính chất tương đối ổn định, lâu dài như môi trường lao động, bình đẳng cơ hội, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp… thì thời hạn có thể không cần xác định rõ.

Một thoả ước xác định thời hạn thường có điều khoản quy định thời điểm kết thúc hiệu lực của nó, trong khi thoả ước không xác định thời hạn không có điều khoản này.

Ngay đối với thoả ước tập thể xác định thời hạn thì khoảng thời gian tồn tại của chúng cũng rất khác nhau. Với những thoả ước tập thể về tiền lương, thời hạn thường ngắn hơn. Ở nhiều quốc gia, thoả ước tập thể điều chỉnh tiền lương chỉ có thời hạn một năm, như Đức, Bỉ, Hàn Quốc4… Ở Pháp, một thoả ước tập thể có thể ký kết với một thời hạn năm năm hay dài hơn, nhưng với các quy định về một số vấn đề có tính bắt buộc như tiền lương, thời giờ làm việc và tổ chức lao động… thì người sử dụng lao động phải thương lượng lại hàng năm5.

Tuy nhiên, không phải khi nào những thoả ước tập thể về tiền lương cũng được ký kết với một thời gian ngắn. Thoả ước chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có sự ổn định của nền kinh tế và thị trường lao động. Thêm vào đó, bên cạnh vấn đề tiền lương, thoả ước tập thể cũng có thể chứa đựng cả những nội dung khác. Bởi thế, khi xác định thời hạn của một bản thoả ước tập thể, các bên của thoả ước thường linh hoạt chứ không thể cứng nhắc. Có lẽ với quan điểm như vậy mà ở Anh, nhiều thoả ước tập thể không có quy định khi nào hết hạn. Chỉ khi nào có vấn đề mới nảy sinh thì khi đó việc xử lý thoả ước mới được tính đến6.

Trung bình, một thoả ước tập thể xác định thời hạn có thể được áp dụng trong khoảng thời gian từ một đến ba năm. Ở Nhật, hầu hết các thoả ước tập thể được ký kết với thời hạn một năm và thường được thương lượng lại vào mùa xuân7. Ở Mỹ, thời hạn phổ biến của thoả ước tập thể từ một đến ba năm8. Độ dài tương tự cũng được quy định trong pháp luật của nhiều quốc gia như Singapore9, Thái Lan10 hay Trung Quốc11… Ở Thụy Điển, thời hạn của thoả ước tập thể hoàn toàn do các bên định đoạt12. Không có quy định bắt buộc nào của nhà nước về thời hạn của thoả ước tập thể, mặc dù trên thực tế thời hạn thông thường của các bản thoả ước tập thể là hai năm. Ở một số ngành, thoả ước tập thể có thể được ký kết với thời hạn ba năm (như trong ngành hoá chất, dược, than và khai thác quặng, cao su, nhựa, thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng, năng lượng)13. Ở Việt Nam, một bản thoả ước tập thể được ký kết từ một đến ba năm. Với doanh nghiệp lần đầu ký kết thoả ước tập thể thì thời hạn có thể dưới một năm14.

Đôi khi thoả ước tập thể được ký với thời hạn ngắn hơn hoặc dài hơn khoảng thời gian nêu trên. Ví dụ ở một số nước châu Âu, nhiều thoả ước tập thể được ký kết với thời hạn khá dài. Thoả ước tập thể có thời hạn bốn năm có thể thấy ở Ý (trong tất cả các ngành), Latvia (trong một số ngành như ngành điện và năng lượng)15, Đan Mạch (trong một số ngành thuộc khu vực tư nhân)16. Thoả ước tập thể có thời hạn năm năm có thể thấy ở Pháp17, Thuỵ Sỹ18. Thoả ước tập thể có thời hạn dài nhất là ở Canada với 117 tháng, được ký kết cho khu vực nhà nước19 và một số thoả ước tập thể 72 tháng được ký kết cho khu vực tư nhân20. Một số thoả ước tập thể có thời hạn rất ngắn cũng có thể xuất hiện như thoả ước tập thể bốn tháng trong ngành công nghiệp hoá chất và sáu tháng trong ngành dược ở Pháp21.

Khi quyết định độ dài thời gian áp dụng thoả ước, bên cạnh yếu tố luật pháp, tính ổn định của vấn đề được điều chỉnh trong thoả ước tập thể thì bối cảnh kinh tế cũng chi phối mạnh mẽ quá trình này. Ví dụ, ở thời kỳ kinh tế thị trường phát triển thịnh vượng, thời hạn của các thoả ước tập thể có xu hướng ngắn hơn, do công đoàn triệt để khai thác sự khan hiếm lao động trên thị trường và khả năng chi trả cao hơn của bên doanh nghiệp22. Nhưng ở những thời điểm kinh tế suy thoái, công đoàn mong muốn kéo dài thời hạn của thoả ước tập thể để duy trì sự đảm bảo tiền lương cũng như các chế độ khác. Vấn đề lạm phát cũng tác động đến thời hạn của thoả ước tập thể bởi vì mức lạm phát cao khiến cho đời sống của người lao động trở nên bấp bênh ngay khi các chế độ được quy định trong thoả ước không hề thay đổi. Để đảm bảo mức thu nhập thực tế (ví dụ khắc phục tình trạng tiền lương thực tế giảm sút…) công đoàn thường đề xuất yêu cầu thương lượng lại các chế độ để điều chỉnh chúng theo kịp mức tăng vọt của giá cả tiêu dùng. Tất cả những yếu tố này làm cho thời hạn của thoả ước tập thể được thoả thuận ngắn hơn23.

Về nguyên tắc, một thoả ước tập thể sẽ chấm dứt hiệu lực khi nó hết hạn mà không cần đến một thủ tục đặc biệt nào. Pháp luật của một số nước không yêu cầu các bên phải trao thông báo chấm dứt thoả ước tập thể nếu như thoả ước tập thể được ký kết với một thời hạn xác định, như Bỉ24, Niu-zi-lân25, Thái Lan26 hay Malaysia27… Tuy nhiên, ngày hết hạn của thoả ước tập thể thường chỉ là ngày sớm nhất mà ở đó thoả ước tập thể có thể sẽ được chấm dứt, bởi vì cơ chế luật pháp ở nhiều quốc gia cho phép thoả ước tập thể duy trì hiệu lực ngay cả khi nó đã hết hạn. Thông thường các bên có thể thống nhất về một khoảng thời gian tiếp tục áp dụng thoả ước tập thể.

Gia hạn hiệu lực của thoả ước tập thể là một vấn đề khá quan trọng được pháp luật cũng như các bên của quan hệ lao động quan tâm. Ở một số nước, thủ tục báo trước là bắt buộc và liên quan đến việc gia hạn hiệu lực cho thoả ước. Khi một thoả ước tập thể hết hạn mà chưa có thông báo chấm dứt thoả ước của các bên thì coi như chưa thể chấm hết hiệu lực. Ví dụ, ở Tây Ban Nha, nếu không được thông báo chấm dứt, thoả ước tập thể sẽ được gia hạn hết năm này đến năm khác…28; ở Lúc-xăm-bua, khi một thoả ước tập thể hết hạn, nếu nó chưa được chấm dứt (theo thủ tục) và cũng chưa được sửa đổi, bổ sung thì coi như nó được ngầm định được ký lại và tiếp tục có hiệu lực cho đến khi nào các bên chấm dứt nó29.

Liên quan đến vấn đề gia hạn hiệu lực của thoả ước, một hiện tượng khá thú vị cần được nhắc tới đó là pháp luật ở nhiều quốc gia cố gắng đảm bảo sự điều chỉnh của thoả ước tập thể được duy trì liên tục trên thị trường lao động, nghĩa là thị trường sẽ không khi nào bị bỏ ngỏ. Đôi khi bản thân các thoả ước tập thể cũng chứa đựng điều khoản về kéo dài hiệu lực cho đến khi nó được thay thế. Bên cạnh đó, các án lệ cũng củng cố thêm quy tắc này. Đối với những quốc gia có cơ chế như vậy, việc các bên trao thông báo chấm dứt một thoả ước không có nghĩa rằng các bên đó sẽ hoàn toàn được giải phóng và không còn bị ràng buộc vào thoả ước tập thể nào, mà chỉ có nghĩa là các bên phải thương lượng thoả ước tập thể mới, nếu không, bản thoả ước tập thể đã ký sẽ không mất hiệu lực. Ở Đan Mạch, Thoả ước Cơ bản (The Basic Agreement) quy định, ngay cả trường hợp thông báo chấm dứt thoả ước tập thể đã được trao, thoả ước tập thể cũng vẫn tiếp tục được áp dụng cho đến khi nó được thay thế bằng bản thoả ước tập thể mới30. Ở Pháp, thời hạn để các bên thương lượng và xây dựng thoả ước mới là 15 tháng. Nếu hết thời hạn đó mà việc thương lượng không đi đến kết quả thì người lao động sẽ tiếp tục được hưởng các quyền lợi theo quy định của thoả ước tập thể đã ký31. Ở Đức, chừng nào thoả ước tập thể mới chưa được ký kết thì thoả ước tập thể cũ vẫn tiếp tục được thực hiện. Ở Thụy Điển, nguyên tắc tương tự cũng được toà án đưa ra, trong khoảng thời gian thoả ước tập thể mới chưa có hiệu lực thì nội dung cũng của thoả ước tập thể cũ vẫn được áp dụng…32.

Tuy nhiên, ở một số nước, khi hết thời hạn quy định trong thoả ước tập thể, nếu các bên không báo trước việc chấm dứt thoả ước, không thương lượng lại, hoặc thương lượng không thành công, thì thoả ước lao động chỉ được áp dụng thêm một thời gian. Ví dụ, ở Phần Lan, nếu các bên không báo trước hai tháng trước khi thoả ước tập thể hết hạn, thoả ước sẽ tự động được gia hạn một năm33. Ở Thái Lan, nếu các bên không thương lượng lại, thoả ước tập thể cũng sẽ được gia hạn một năm34. Ở Việt Nam, trước ngày thoả ước tập thể hết hạn, hai bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn thoả ước tập thể hoặc ký kết thoả ước tập thể mới. Tuy nhiên, sau ba tháng kể từ ngày thoả ước tập thể hết hạn, thoả ước tập thể sẽ đương nhiên hết hiệu lực, bất kể việc thương lượng của các bên có đạt được kết quả hay không35.

Một thoả ước tập thể có thể bị kết thúc trước thời hạn khi có sự đồng thuận của các bên. Thoả ước tập thể cũng có thể bị đơn phương chấm dứt khi có hành vi vi phạm nghiêm trọng của một bên và bên khác mong muốn chấm dứt thoả ước tập thể. Nhưng để tránh sự lạm dụng, một thủ tục chấm dứt thoả ước tập thể phải được tiến hành. Thông thường các bên không thể tự mình làm cho thoả ước tập thể mất hiệu lực mà cần có phán quyết của một cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ, ở Thuỵ Điển, toà án là cơ quan có thẩm quyền tuyên bố thoả ước tập thể không còn hiệu lực đối với bên bị vi phạm.

Bên cạnh các thoả ước tập thể xác định thời hạn, thoả ước tập thể không xác định thời hạn cũng tồn tại ở rất nhiều quốc gia. Nói chung, những thoả ước tập thể điều chỉnh những vấn đề đặc biệt quan trọng cấu thành khuôn khổ pháp lý cho các thoả ước tập thể cấp thấp hơn sẽ được ký kết với khoảng thời gian dài, thậm chí không xác định. Những thoả ước tập thể này đặc biệt phổ biến ở những quốc gia có hệ thống thoả ước tập thể phát triển cao và chúng thường là những thoả ước tập thể cấp quốc gia hoặc thoả ước tập thể liên ngành.

Một thoả ước tập thể không xác định thời hạn thì không thể chấm dứt một cách tự động. Nó luôn cần có một thủ tục chấm dứt hiệu lực kèm theo. Thoả ước tập thể không xác định thời hạn cũng có thể được chấm dứt bằng một thoả thuận chung giữa các bên hoặc sự đơn phương chấm dứt của một bên. Khi muốn chấm dứt thoả ước tập thể, các bên phải báo trước một thời gian quy định. Ví dụ ở Phần Lan và ở Pháp, thời gian báo trước theo luật định là ba tháng36. Đối với Thụy Điển, thời gian báo trước do các bên thoả thuận. Các bên có quyền rút khỏi thoả ước tập thể nếu họ không muốn tiếp tục thực hiện thoả ước đó, không có điều kiện đặc biệt nào đặt ra với họ, nhưng nhất thiết phải báo trước. Nếu một bên gửi thông báo chấm dứt thoả ước tập thể thì các bên khác cũng có quyền đồng thời chấm dứt hiệu lực của thoả ước37. Ở Việt Nam và nhiều quốc gia ở châu Á, thoả ước tập thể không xác định thời hạn là bất hợp pháp. Do đó những vấn đề như thông báo chấm dứt thoả ước tập thể cũng không được nhắc đến trong pháp luật.

Thời hạn của thoả ước lao động tập thể nếu được quy định hợp lý sẽ góp phần giải quyết thoả đáng lợi ích của các bên, giúp khắc phục phần nào sự không hoàn hảo của thị trường lao động, thúc đẩy các bên sử dụng thoả ước tập thể một cách kinh tế và giúp ổn định quan hệ lao động. Từ việc nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy có một số vấn đề nên được xem xét nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam về thời hạn của thoả ước tập thể.

Thứ nhất, về loại thời hạn của thoả ước:

Hiện tại Bộ luật lao động xác định thoả ước tập thể là có thời hạn và thời hạn đó không quá 3 năm. Nói chung trong bối cảnh của Việt Nam khi thoả ước tập thể chủ yếu chỉ được ký kết ở cấp doanh nghiệp, được sử dụng để giải quyết những tình huống thực tế phát sinh trong quá trình sử dụng lao động ở đơn vị cơ sở thì quy định này về cơ bản là phù hợp và có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa tình trạng “lười” ký lại thoả ước tập thể ở nhiều doanh nghiệp.

Tuy nhiên, có một vấn đề cần tính đến đó là các nội dung của quan hệ lao động rất rộng. Những nội dung đó khác nhau về  bản chất cũng như mức độ ổn định. Thêm vào đó, hiện nay ý tưởng về ký kết thoả ước tập thể cấp ngành theo đó có thể có những thoả ước mang tính chất khung, bền vững… đã được hình thành. Do đó, để làm đồng bộ các quy định của pháp luật lao động và khuyến khích các bên quan hệ lao động sử dụng thoả ước tập thể một cách thường xuyên, linh hoạt và hữu hiệu, Nhà nước nên cho phép các bên ký kết thoả ước tập thể với cả hình thức không xác định thời hạn, tuỳ thuộc vào nội dung được xử lý trong thoả ước tập thể. Nếu thấy cần thiết, Nhà nước có thể giới hạn những vấn đề được ký kết dưới hình thức không xác định thời hạn. Ví dụ, với những nguyên tắc cơ bản của quan hệ lao động, quyền, nghĩa vụ của các bên, cơ chế ký kết, sửa đổi bổ sung và thực hiện thoả ước tập thể, cách thức xử lý xung đột… các bên có thể lựa chọn thoả ước không xác định thời hạn. Điều này cũng có nghĩa, các bên có thể ký kết hai hay nhiều thoả ước tập thể và áp dụng đồng thời. Mỗi thoả ước tập thể chuyên sâu về một (hoặc vài) nội dung, với thời hạn khác nhau.

Thứ hai, xử lý thoả ước tập thể hết hạn:

Theo điều 51 của Bộ luật Lao động, trước khi thoả ước tập thể hết hạn, hai bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn thoả ước tập thể hoặc ký kết thoả ước tập thể mới. Nếu quá ba tháng, kể từ ngày thoả ước tập thể hết hạn mà thương lượng không đi đến kết quả, thì thoả ước tập thể đương nhiên hết hiệu lực. Thực ra việc quy định sự gia hạn tương đối ngắn (ba tháng) ở nước ta nhằm mục đích vừa tạo cơ hội cho các bên tiếp tục hưởng các quy định của thoả ước, vừa tạo ra một sức ép nhất định để các bên buộc phải khẩn trương hoàn thành quá trình thương lượng và đi đến ký kết thoả ước tập thể mới. Tuy nhiên điều này cũng chỉ có ý nghĩa khi cả hai bên cùng có thái độ tích cực đối với việc sử dụng thoả ước bởi thoả ước tập thể chỉ là văn bản được lập trên cơ sở tự nguyện.

Dự thảo Bộ luật Lao động đưa ra quy định mới với một vài sửa đổi, theo đó thời hạn nêu trên còn được rút ngắn hơn, chỉ là 30 ngày, trường hợp hai bên không ký kết thỏa ước lao động tập thể mới thì thoả ước lao động tập thể cũ đương nhiên hết hiệu lực38. Trên thực tế, việc quá hạn này thường xuyên xảy ra. Nếu xử lý máy móc như trên, làm thoả ước mất hiệu lực thì chỉ người lao động bị thiệt hại còn doanh nghiệp thì không, và vì thế doanh nghiệp sẽ càng bỏ mặc không ký kết lại thoả ước tập thể39. Theo ý kiến của tác giả, khi một thoả ước tập thể hết hạn, các chế độ cho người lao động theo thoả ước tập thể nên được tiếp tục thực hiện đến chừng nào có thoả ước tập thể mới thay thế. Tuy nhiên, nghĩa vụ duy trì “hoà bình công nghiệp” (industrial peace obligation) của công đoàn nên được coi là đã hoàn thành để họ có thể chủ động tổ chức đình công với ý nghĩa là biện pháp gây áp lực nhằm giải quyết bế tắc trong quá trình thương lượng nhằm xây dựng thoả ước tập thể mới.

Nói chung, quy định về thời hạn của thoả ước tập thể nên linh hoạt. Nhà nước cố gắng đảm bảo lợi ích chung thông qua những can thiệp nhất định vào hoạt động thương lượng nhưng mặt khác cũng dành sự tự chủ nhất định cho các bên. Điều này một mặt cho phép các bên của quan hệ lao động kịp thời điều chỉnh và cân đối lại lợi ích giữa họ sau một thời gian thực hiện thoả ước tập thể, mặt khác cũng đảm bảo tính ổn định cần thiết của quan hệ lao động.

(1) Xem Mục II của Khuyến nghị về Định nghĩa thoả ước tập thể.

(2) Hiện nay ở nước ta, thoả ước tập thể cấp ngành đầu tiên (và là thoả ước tập thể thử nghiệm) đã được ký trong ngành dệt may ngày 26/4/2010.

(3) Vấn đề này được đề cập đến trong nhiều tài liệu, ví dụ, Sriyan de Silva (1996), Thương lượng tập thể, Tài liệu được xuất bản bởi Văn phòng Các hoạt động của giới chủ  (ILO).

(4) Xem: Blanpain (2007) Luật Lao động so sánh và quan hệ lao động ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường đã công nghiệp hoá,  Wolters Kluwer, trang 621.

(5) Xem: Thoả ước tập thể, Jus Laboris ấn hành năm 2005, trang 12.

(6) Xem: Blanpain (2007), sđd,

(7) Xem: Blanpain (2007), sđd,

(8) Xem: Blanpain (2007), sđd..

(9) Xem Điều 25 Luật Quan hệ công nghiệp của Singapore.

(10) Xem Điều 12 Luật Quan hệ lao động (BE 2518) 1975.

(11) Xem Điều 38 Luật Hợp đồng tập thể của Trung Quốc 2004.

(12) Thương lượng tập thể ở châu Âu, Ấn hành bởi Ministerio de Trabajo y Asuntos Sociales, Tây Ban Nha, 2004,  trang 249.

(13) Vera Glassner and Bela Galgoczi (2008), Tài liệu trình bày tại Hội thảo “Làm thế nào để cải thiện thương lượng tập thể ở châu Âu”, Budapest 17-19/10/2008.

(14) Đoạn 1, Điều 50, Bộ luật Lao động  năm 2002 và các sửa đổi, bổ sung.

(15) Vera Glassner and Bela Galgoczi (2008), tlđd.

(16) Xem: Thoả ước tập thể  – Jus Laboris ấn hành năm 2005, trang 9.

(17) Xem: Thương lượng tập thể ở châu Âu, tlđd, trang 125.

(18) Blanpain (2007) Luật Lao động so sánh và Quan hệ lao động ở Các quốc gia có nền kinh tế thị trường đã công nghiệp hoá,  Wolters Kluwer, trang 621.

(19)Đây là thoả ước tập thể được ký kết giữa Société des alcools du Québec và Syndicat du personnel technique et professionnel de la Société des alcohols du Québec. Xem:Innovation Workplace Practices in 2008-ww.hrsdc. gc.ca/eng/labour/labour…/info…/Overview_2008.shtml.

(20) Thoả ước tập thể này được ký kết bởi một tập thể các tổ chức sử dụng lao động ở Québec và bên công đoàn. Xem: Innovation Workplace Practices in 2008-ww.hrsdc.gc.ca/eng/labour/labour…/info…/Overview_2008.shtml.

(21)Vera Glassner and Bela Galgoczi (2008), tlđd.

(22)Xem: Blanpain (2007), sđd,

(23)Xem: Blanpain (2007), sđd,

(24)Xem: Thương lượng tập thể ở châu Âu, tlđd, trang 53.

(25)Xem: Thương lượng tập thể ở châu Âu, tlđd, trang 151.

(26)Xem: Luật Quan hệ lao động (BE 2518)1975

(27) Xem Luật Quan hệ công nghiệp 1967.

(28) Xem: Thương lượng tập thể ở châu Âu, tlđd, trang 291.

(29) Xem: Thoả ước tập thể – Jus Laboris ấn hành năm 2005, trang 26.

(30) Điều 7.2. Thoả ước tập thể Cơ bản  (Basic Agreements) 1992. Xem: Ole Hasselbalch, Monica Smith, Sylvia van Oosten-Rosman (2005) Luật Lao động ở Đan Mạch, đoạn 758.

(31) Nguồn Thoả ước tập thể – Jus laboris ấn hành năm 2005, trang 12.

(32)Xem án số NJA 1958 trang 196, NJA 1959 trang  562, cf. AD 1978 Số 134. (Nguồn: Adlercreutz, A./Nyström, B., (2009) Thụy Điển, đoạn 568).

(33) Xem: Thương lượng tập thể ở châu Âu, tlđd, trang 88.

(34) Xem Điều 12 của Luật Quan hệ lao động (BE 2518) 1975.

(35) Điều 51. Bộ luật Lao động năm 2002 và các sửa đổi, bổ sung.

(36) Với Phần Lan, xem: Niklas Bruun, Helsinki, Thoả ước tập thể ở Phần Lan, trong Thương lượng tập thể ở châu Âu, Ấn hành bởi Ministerio de Trabajo y Asuntos Sociales, Tây Ban Nha/2004, trang 89. Với Pháp, xem: Thương lượng tập thể ở châu Âu, tlđd, trang 126.

(37) Ở Thụy Điển, một thoả ước tập thể có thể có nhiều bên cùng tham gia. Ví dụ, Thoả ước tập thể cấp ngành/quốc gia (industrial/national level collective agreements) của Thụy Điển được ký kết giữa 12 hiệp hội giới chủ là thành viên của SAF (tổ chức giới chủ) và 8 Công đoàn thành viên của LO (công đoàn của lao động chân tay), TCO (công đoàn của lao động văn phòng) và SACO (lao động chuyên nghiệp). Nguồn: Thoả ước tập thể ở Thụy Điển, Trang  thông tin điện tử EMIRE /industrial relations /collective agreements/, Thụy Điển, 10/2007. Khi một bên không muốn tiếp tục tham gia thoả ước tập thể, bên đó có thể rút khỏi thoả ước. Các bên còn lại vẫn tiếp tục thực hiện thoả ước.

(38) Xem điều 86, Dự luật lần 2.

(39) Hiện nay đây cũng là một trong những nội dung được tranh luận trong quá trình hoàn thiện Dự thảo Bộ luật Lao động. Xem: Trương Thanh Đức (2010), Ràng buộc lệch chuẩn, Thời báo Kinh tế Sài Gòn 25/3/2010, tr.48.



Một số sơ suất của NSDLĐ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

LS. NGUYỄN HỮU PHƯỚC – Công ty Luật Phước & Partners


Một khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, yếu tố “có tình” có thể tùy thuộc theo nhận định của mỗi người ở từng góc độ, hoàn cảnh khác nhau thì yếu tố “có lý” lại đòi hỏi sự thông hiểu pháp luật một cách tường tận, cũng như vận động nó trong tình huống thực tế một cách chuẩn xác.

Đơn phương chấm dứt mối quan hệ lao động với người lao động (NLĐ) một cách có tình, có lý không phải chuyện dễ dàng cho người sử dụng lao động (NSDLĐ) nói chung và các trưởng phòng nhân sự, giám đốc nhân sự nói riêng (được gọi chung là “cán bộ nhân sự”).

Trong khi yếu tố “có tình” có thể tùy theo nhận định của mỗi người ở từng góc độ, hoàn cảnh khác nhau thì yếu tố “có lý” lại đòi hỏi sự thông hiểu pháp luật một cách tường tận, cũng như vận dụng nó trong tình huống thực tế một cách chuẩn xác. Dưới đây là những sơ suất phổ biến mà các cán bộ nhân sự thường mắc phải khi thực hiện việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với NLĐ.

Lý do hợp pháp để chấm dứt HĐLĐ

Trong những lý do hợp pháp mà NSDLĐ có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành, có một số lý do thật sự khó khăn để chứng minh, và cũng là những trường hợp mà NSDLĐ dễ sơ suất nhất.

Trường hợp chấm dứt HĐLĐ với lý do “Thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ”. Sơ suất phổ biến nhất của cán bộ nhân sự là không tiến hành một thủ tục bắt buộc “đào tạo lại NLĐ vào công việc mới trước khi tiến hành thủ tục cho nghỉ việc”. Ngoài ra, không phải bất kỳ việc thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ nào cũng có thể là lý do chấm dứt HĐLĐ, mà chỉ áp dụng đối với việc thay đổi một phần hoặc toàn bộ máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ tiên tiến có năng suất lao động cao hơn; hay thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm dẫn đến sử dụng lao động ít hơn; hay thay đổi cơ cấu tổ chức (nếu có sự sáp nhập, giải thể một số bộ phận của doanh nghiệp).

Tuy nhiên, việc chứng minh một cách rõ ràng là máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ có năng suất lao động cao hơn hay việc thay đổi sản phẩm làm cho việc sử dụng lao động ít hơn là không phải dễ dàng. Ngoài ra, việc thay đổi một người trong một bộ phận nào đó trong doanh nghiệp thường sẽ không được xem như là thay đổi cơ cấu, trừ trường hợp bộ phận đó chỉ có một người phụ trách.

Đối với lý do chấm dứt HĐLĐ là do “Doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp”, các cụm từ “chia, tách, sáp nhập, hợp nhất” phải hiểu theo định nghĩa được quy định rõ ràng trong Luật Doanh nghiệp của Việt Nam. Sơ suất chủ yếu của các cán bộ nhân sự ở đây là cho rằng việc phân chia lại quyền quản lý công ty con tại Việt Nam giữa các công ty trong cùng một tập đoàn hay việc sáp nhập, hợp nhất các bộ phận, phòng ban trong cùng một công ty cũng giống nhau nên vận dụng sai để đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Đối với trường hợp chấm dứt HĐLĐ do “NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ”. Sơ suất thường gặp là NSDLĐ căn cứ vào kết quả thực hiện công việc được giao của NLĐ không đáp ứng được mong đợi của mình và cho NLĐ nghỉ việc mà quên rằng pháp luật lao động còn đòi hỏi xa hơn là: (i) mức độ không hoàn thành công việc phải được ghi rõ trong HĐLĐ, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động của doanh nghiệp; (ii) mức độ không hoàn thành công việc phải là do yếu tố chủ quan; và (iii) NLĐ phải bị lập biên bản hoặc nhắc nhở bằng văn bản ít nhất hai lần trong một tháng mà sau đó vẫn không khắc phục.

Nếu không thỏa mãn toàn bộ ba yêu cầu nêu trên, việc vận dụng lý do này để đơn phương chấm dứt HĐLĐ rất dễ bị sai luật. Đối với trường hợp lấy lý do “NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải”, thường các cán bộ nhân sự dựa vào nội dung của nội quy lao động đã được đăng ký với sở lao động-thương binh và xã hội địa phương để làm cơ sở sa thải NLĐ. Tuy nhiên, nếu trong nội quy lao động không ghi mức giá trị tài sản bị trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp thì sẽ không có cơ sở để áp dụng điều này khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Ví dụ, thông thường cán bộ nhân sự chỉ dựa vào nội quy lao động có ghi “hút thuốc trong nhà máy sẽ bị sa thải” để đuổi việc ngay một nhân viên hút thuốc mà không quan tâm đến việc có phát sinh thiệt hại vật chất của NSDLĐ không. Trong khi đó, việc NLĐ hút thuốc trong doanh nghiệp (nếu chưa gây ra cháy, nổ) là chưa gây thiệt hại về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp nên chưa thể xem là đủ cơ sở để vận dụng để đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Một lý do khác cũng khá khó khăn để chứng minh khi chấm dứt HĐLĐ là “do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ mà NSDLĐ đã tìm mọi cách khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc”.

Sơ suất chủ yếu ở đây là “lý do bất khả kháng khác” phải là trường hợp do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên, hoặc do dịch họa, do dịch bệnh không thể khắc phục được dẫn đến việc phải thay đổi, thu hẹp sản xuất kinh doanh. Các lý do bất khả kháng khác do NSDLĐ suy diễn, chẳng hạn như công ty mẹ mất khách hàng nên không thể đặt hàng công ty con ở Việt Nam và công ty con rơi vào tình cảnh không thể giải quyết việc làm được… sẽ không thể được xem là lý do bất khả kháng khác để NSDLĐ có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Tuân thủ thủ tục một cách đầy đủ

Nếu sơ suất không mời ban chấp hành công đoàn cơ sở tham gia hay có ý kiến trong bất kỳ khâu quy trình thủ tục nào mà luật yêu cầu phải có sự tham gia hay ý kiến của họ sẽ làm cho cả quá trình chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ trở nên vô hiệu.

Riêng đối với các doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ lại càng không khả thi. Trong thực tiễn, việc xin ý kiến của phòng hay sở lao động-thương binh và xã hội địa phương hay ban quản lý các khu công nghiệp về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ thay thế cho việc tham khảo ý kiến của ban chấp hành công đoàn cơ sở cho một số trường hợp chỉ là biện pháp tình thế và không có cơ sở pháp lý vững chắc để được coi là đúng luật. Một số nơi thì các cơ quan này còn trả lời nhưng ở một số nơi khác thì không, vì các cơ quan này cho rằng họ không có thẩm quyền để trả lời các câu hỏi như vậy.

Tuân thủ một số thủ tục cũng rất quan trọng trong việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật, nếu không NSDLĐ có thể bị thua kiện khi vụ việc có phát sinh tranh chấp trước tòa án.

Nếu xét thấy không thể tiến hành việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì nên cân nhắc thương lượng với NLĐ để chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn.

Sơ suất phổ biến là các cán bộ nhân sự thường quên thời hiệu để xử lý vi phạm kỷ luật lao động tối đa chỉ là ba tháng kể từ ngày xảy ra hoặc phát hiện vi phạm, và sáu tháng đối với các hành vi vi phạm liên quan đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, nếu vụ việc hết thời hiệu xử lý rồi nhưng vẫn áp dụng hình thức kỷ luật sa thải thì khả năng thua kiện là cầm chắc trong tay.

Sơ suất thường gặp khác là cán bộ nhân sự lại tư vấn cho NSDLĐ sa thải NLĐ trong thời gian người đó đang nghỉ ốm, điều dưỡng hoặc nghỉ việc đã được sự đồng ý của NSDLĐ hay đang chờ kết quả điều tra của cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm, hay NLĐ nữ có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi hay lao động nam phải nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Ngoài ra, nhiều lúc cán bộ nhân sự ký quyết định sa thải mà không có giấy ủy quyền hợp pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cũng là một sơ suất phổ biến. Trường hợp khác là xử lý kỷ luật lại không cho phép NLĐ mời luật sư bào chữa, hay trong biên bản xử lý kỷ luật lại không có ý kiến của ban chấp hành công đoàn cơ sở. Một sơ suất khác thường gặp là xử lý kỷ luật lao động khi NLĐ mới chỉ vắng mặt một hai lần, trong khi luật yêu cầu phải đến ba lần mới được quyền xử lý kỷ luật không cần sự hiện diện của đương sự.

Thiết nghĩ việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng tình là một chuyện, áp dụng đúng lý cũng rất quan trọng, nếu không khéo sẽ rất dễ xảy ra tranh chấp không đáng có, dẫn đến thiệt hại về thời gian, tiền bạc và công sức của cả hai phía. Doanh nghiệp nên tham vấn trước với luật sư chuyên về lao động để hiểu rõ về trình tự, thủ tục tiến hành việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ một cách đúng luật.

SOURCE: THỜI BÁO KINH TẾ SÀI GÒN

Trích dẫn từ: http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/quantri/48629/Mot-so-so-suat-khi-don-phuong-cham-dut-hop-dong-lao-dong.html

Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại toà án – Một số bất cập và hướng hoàn thiện

TS. Lê Thị Hoài Thu

Khoa Luật – ĐHQGHN

Nếu như trước đây, quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động chủ yếu do Nhà nước quyết định thì nay, quan hệ này lại chủ yếu do các bên tự thương lượng, thoả thuận để xác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Tính chất của quan hệ lao động có sự thay đổi về chất.

Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là hàng hoá, quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động là quan hệ trao đổi sử dụng giá trị sức lao động. Trong mối quan hệ này, người lao động đem sức lao động của mình làm việc cho người sử dụng lao động và phải tuân theo sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động thông qua việc thuê mướn, sử dụng lao động nhằm thu được những giá trị mới lớn hơn – lợi nhuận. Do vậy, mục tiêu đạt được lợi ích tối đa luôn là động lực trực tiếp của các bên nên giữa họ khó có thể thống nhất được các quyền và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện quan hệ lao động. Những lợi ích đối lập này giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ trở thành mâu thuẫn, bất đồng nếu hai bên không dung hoà được quyền lợi của nhau. Do vậy, tranh chấp lao động xảy ra là điều dễ nhận thấy. Tranh chấp lao động bao gồm hai loại: tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Tuỳ theo từng loại tranh chấp mà hệ thống cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết được qui định khác nhau.

Theo qui định tại Điều 165 Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung năm 2006 (BLLĐ đã SĐBS 2006) cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

– Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động

– Toà án nhân dân.

Theo quy định tại điều 166 Bộ luật Lao động (SĐBS 2006) và điểm c khoản 1, Điều 33, khoản 1 Điều 31 Bộ Luật tố tụng Dân sự thì Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoà giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn luật định, khi có đơn yêu cầu của một hoặc hai bên tranh chấp. Những tranh chấp lao động cá nhân sau đây không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở, có thể yêu cầu Toà án nhân cấp huyện giải quyết (khoản 2 Điều 166 BLLĐSĐBS 2006):

a) Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Tranh chấp bề bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Tranh về bảo hiểm xã hội;

đ) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Riêng đối với tranh chấp lao động cá nhân có yếu tố nước ngoài, khoản 3 Điều 33 Bộ Luật tố tụng Dân sự (BLTTDS) quy định: “Những tranh chấp…mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện”. Với quy định này, thẩm quyền giải quyết vụ án lao động cho Toà án nhân dân cấp huyện không có sự phân biệt giữa tranh chấp lao động cá nhân có yếu tố nước ngoài hay không có yếu tố nước ngoài. Quy định trên tất yếu sẽ đẩy khối lượng công việc của Toà án nhân dân cấp huyện tăng lên đáng kể. Và, ngoài ra đi kèm với nó là vấn đề trách nhiệm, chất lượng xét xử và một loạt vấn đề khác như: bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ thẩm phán; lựa chọn người tham gia với tư cách hội thẩm nhân dân, củng cố đội ngũ kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện…

Theo báo cáo công tác ngành Toà án, từ nửa cuối năm 1997, tranh chấp lao động đưa đến Toà án nhân dân tối cao, số vụ việc tranh chấp lao động mà Toà án các cấp thụ lý giải quyết trong 6 năm gần đây (từ năm 2003 đến 2008) như sau:

– Năm 2003 Toà án các cấp đã thụ lý giải quyết 781 vụ, trong đó ở cấp sơ thẩm là 578 vụ, cấp phúc thẩm là 90 vụ và cấp giám đốc thẩm là 14 vụ.

– Năm 2004: Toà án các cấp thụ lý giải quyết 766 vụ; trong đó: cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết là 603 vụ, cấp phúc thẩm 111 vụ, giám đốc thẩm 52 vụ.

– Năm 2005: 1.129 vụ; trong đó cấp sơ thẩm thụ lý 950 vụ, cấp phúc thẩm 174 vụ, giám đốc thẩm 97 vụ.

– Năm 2006: Toà án các cấp thụ lý giải quyết 1043 vụ; trong đó cấp sơ thẩm thụ lý 820 vụ, cấp phúc thẩm 205 vụ, giám đốc thẩm 109.

– Năm 2007: Toà án các cấp thụ lý giải quyết 1.423 vụ việc ; trong đó cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết 1.022 vụ, phúc thẩm 244 vụ, giám đốc thẩm 157 vụ.

– Năm 2008: Toà án các cấp thụ lý giải quyết 1.734 vụ việc ; trong đó cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết 1.430 vụ, phúc thẩm 155 vụ, giám đốc thẩm 149 vụ.

So với các loại vụ việc tranh chấp về dân sự, kinh doanh – thương mại, thì các tranh chấp lao động đưa đến Toà án chưa nhiều, nhưng có chiều hướng tăng dần. Tuyệt đại đa số các tranh chấp lao động đưa đến Toà án là tranh chấp lao động cá nhân. Trong 13 năm qua, chỉ có 02 vụ tranh chấp lao động tập thể đưa đến Toà án; 04 vụ đình công (Thái Nguyên 01. Vĩnh Phúc 01 và thành phố Hồ Chí Minh 02. Từ khi Bộ luật Lao động mới được ban hành (1995) đến năm 2003, tranh chấp lao động cá nhân chủ yếu là tranh chấp về sa thải, về chấm dứt hợp đồng lao động. Từ khoảng cuối năm 2003 đến nay, ngoài các loại việc tranh chấp chủ yếu như trên, thì xuất hiện nhiều loại tranh chấp về tiền lương, tiền thưởng, về phân phối thu nhập, về đòi quyền lợi bảo hiểm xã hội, về bồi thường thiệt hại.

Tranh chấp lao động xảy ra tại khu các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là chủ yếu và luôn có chiều hướng tăng. Kết quả khảo sát tình hình tranh chấp lao động của Toà án nhân dân tối cao và của các ngành liên quan cho thấy tranh chấp lao động xảy ra trong thực tế là nhiều, nhưng số vụ việc đưa đến Toà án thì còn rất hạn chế. Tình trạng này không phải vì việc hoà giải tại cơ sở tốt, mà ngược lại, chính thủ tục hoà giải đã hạn chế quyền khởi kiện vụ án của các bên tranh chấp. Bên cạnh đó, nguyên nhân từ sự hiểu biết pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động của người lao động còn hạn chế; các tổ chức tư vấn cho người lao động chưa phát huy được ảnh hưởng. Chính vì vậy mà nhiều vụ việc đưa đến Toà án, Toà án phải trả lại đơn khởi kiện vì đã hết thời hiệu khởi kiện, hoặc vì chưa qua hoà giải tại cơ sở. Bên cạnh đó, một số quy định của pháp luật hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ lao động. Các quy định pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động khi áp dụng vào thực tế còn nhiều vướng mắc. Bài viết sau đây đề cập đến một số vấn đề bất cập trong giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Toà án

1. Về thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động:

Theo quy định tại Điều 167 Bộ luật Lao động, thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như sau:

– Một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các tranh chấp lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 166 của Bộ luật này;

– Một năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với tranh chấp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 166 của Bộ luật này;

– Ba năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với tranh chấp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 166 của Bộ luật này;

– Sáu tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các loại tranh chấp khác.

Khoản 3 a Điều 159 Bộ luật tố tụng Dân sự qui định: “Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác về thời hiệu khởi kiện, thì thời hiệu khởi kiện áp dụng thống nhất cho mọi vụ án dân sự là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước bị xâm phạm”.

Quy định về thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động nói trên có một số vấn đề cần lưu ý sau:

Thứ nhất, qui định về thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Điều 167 Bộ luật Lao động (SĐBS 2006) được áp dụng chung cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết trong đó có Toà án. Còn thời hiệu qui định tại khoản 3 a Điều 159 Bộ luật tố tụng Dân sự chỉ áp dụng với Toà án. Khác với các tranh chấp dân sự thông thường, chỉ có một số loại tranh chấp lao động cá nhân được quy định tại khoản 2 Điều 166 (SĐBS 2006) các bên chủ thể có quyền kiện thẳng ra Toà án, còn các trường hợp khác, Toà án chỉ thụ lý khi vụ tranh chấp đã qua Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hay hoà giải viên lao động đã hoà giải nhưng không thành hoặc hết thời hạn hoà giải theo luật định mà Hội đồng hoà giải hay hoà giải viên không tiến hành hoà giải. Như vậy, với quy định tại khoản 3 a Điều 159 Bộ luật tố tụng Dân sự là rất khó thực hiện trên thực tế đối với những vụ án tranh chấp lao động các bên không có quyền kiện ra Toà án.

Thứ hai, thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động theo quy địn tại Điều 167 Bộ luật Lao động (SĐBS 2006) từ 6 tháng đến 3 năm tuỳ vào loại tranh chấp. Nhưng, theo qui định tại khoản 3 a Điều 159 Bộ luật tố tụng Dân sự thì thời hiệu này được áp dụng cho cả việc giải quyết vụ án lao động là 2 năm. Như vậy, phải chăng đã có sự không thống nhất trong việc quy định và hướng dẫn về thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động.

Thứ ba, đối với tranh chấp lao động cá nhân không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở thì thời hiệu khởi kiện sẽ ngắn hơn hoặc dài hơn (tuỳ vào từng trường hợp) so với thời hiệu được qui định tại khoản 3 a Điều 159 Bộ luật tố tụng Dân sự. Những vụ tranh chấp lao động cá nhân mà các bên lựa chọn hoà giải cơ sở trước khi kiện ra Toà án hoặc những vụ tranh chấp lao động cá nhân phải qua thủ tục hoà giải tại cơ sở thì Bộ luật Lao động có quy định trường hợp những tranh chấp lao động phải qua hoà giải thì thời hiệu khởi kiện vụ án được tính từ thời điểm xảy ra tranh chấp, hay tính từ thời điểm hoà giải không thành hoặc thời điểm hết thời hạn hoà giải mà không hoà giải. Vậy, sẽ bổ sung qui định này vào Điều 167 Bộ luật Lao động (SĐBS) hay áp dụng thời hiệu 2 năm trong Bộ luật tố tụng Dân sự cho những trường hợp này ? Nếu áp dụng Bộ luật tố tụng Dân sự thì thời hiệu được tính từ ngày quyền, lợi ích của các bên bị xâm phạm hay từ ngày phát sinh quyền yêu cầu Toà án giải quyết của các chủ thể theo qui định của BLLĐ.

2. Vấn đề hoà giải tại Toà án

Theo qui định tại Điều 166 BLLĐ (SĐBS 2006) thì Toà án nhân dân giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động hoà giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn luật định, trừ những tranh chấp lao động cá nhân không bắt buộc phải qua hoà giải tại cơ sở (nhưng nếu các bên có yêu cầu hoà giải thì Toà án cũng chỉ được thụ lý khi hoà giải không thành).

Như vậy, theo qui định của BLLĐ (SĐBS 2006) hòa giải là thủ tục bắt buộc, xuyên suốt trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động nói chung và tranh chấp lao động cá nhân nói riêng. Thế nhưng, theo qui định của BLTTDS (Điều 180), thủ tục hoà giải chỉ bắt buộc trong giai đoạn chuẩn bị xét xử mà không bắt buộc tại phiên toà sơ thẩm. Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động cho thấy vấn đề này có một số nội dung cần chú ý như sau:

Thứ nhất, theo qui định nếu vụ tranh chấp đã qua hoà giải mà không thành thì Toà án chỉ thụ lý vụ việc nhưng việc hoà giải phải đúng pháp luật. Hoà giải đúng pháp luật là do Hội đồng hoà giải cơ sở hoặc hoà giải viên lao động giải quyết theo đúng thẩm quyền, trình tự do pháp luật qui định. Trong thực tế, hoà giải một cách qua loa, hình thức để không bị coi là vi pham nghiêm trọng về mặt thủ tục. Ngay cả với qui định tại Điều 220 BLTTDS cũng theo hướng nếu có cơ hội hoà giải thành thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có trách nhiệm tiến hành thủ tục này trước khi xét hỏi chứ không phải chỉ hỏi “các đương sự có thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không” theo kiểu nghĩa vụ phải hỏi.

Thứ hai, sau khi có đơn yêu cầu Hội đồng hoà giải cơ sở hay hoà giải viên lao đông giải quyết nhưng các bên lại có đơn yêu cầu Toà án giải quyết, Toà án có thụ lý không ? Trong trường hợp này đối với những vụ tranh chấp lao động phải qua hoà giải thì Toà án không thụ lý và trả lại đơn kiện (Điều 168 BLTTDS). Riêng đối với tranh chấp lao động cá nhân không nhất thiết phải qua hoà giải nhưng họ lại đưa vụ tranh chấp ra hoà giải, theo qui định của BLLĐ (khoản 2, Điều 166) và BLTTDS (Điều 161) không hạn chế quyền khởi kiện của họ ra Toà án. Do vậy, Toà án sẽ thụ lý và giải quyết bình thường.

3. Một số vấn đề khác có liên quan

– Tranh chấp lao động phát sinh từ nội dung của hợp đồng lao động. Trong thực tiễn hiện nay có nhiều vụ án giữa người lao động và người sử dụng lao động ngoài việc thoả thuận những nội dung quy định tại khoản 1 Điều 29 BLLĐ còn thoả thuận thêm một số điều khoản khác như: Trong thời gian từ 1-2 năm đầu làm việc tại công ty, người lao động nữ không được phép sinh con, nếu vi phạm thì người sử dụng lao động có quyền cắt 40% tiền lương hàng tháng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; trong thời gian thực hiện hơp đồng lao động với công ty, người lao động không được làm việc cho công ty khác. Khi xảy ra tranh chấp, người sử dụng lao động căn cứ vào thoả thuận trong hợp đồng lao động đề nghị Toà án buộc người lao động phải thực hiện cam kết. Có những ý kiến cho rằng, người lao động đã tự nguyện thoả thuận với người sử dụng lao động nên phải có nghĩa vụ thực hiện đúng những cam kết đó. Để giải quyết những vụ án như trên, theo tôi cần phải đánh giá xem những điều khoản thoả thuận đó có giá trị pháp lý hay không hay nói cách khác là những điều khoản đó có trái pháp luật và đạo đức xã hội hay không. Căn cứ vào qui định của BLLĐ mà cụ thể là khoản 3 Điều 111, Điều 60, khoản 3 Điều 30 cho thấy những thoả thuận trên là không có giá trị pháp lý.

– Khi người lao động lấy họ tên người khác để ký hợp đồng lao động, sau một thời gian làm việc người sử dụng lao động phát hiện ra, kiện yêu cầu Toà án huỷ hợp đồng lao động với lý do bị lừa dối khi ký hợp đồng lao động. Trong trường hợp này Toà án có thụ lý giải quyết không ? Nếu thụ lý thì giải quyết như thế nào. Về vấn đề này có ý kiến cho rằng: “Quyền chấm dứt hợp đồng lao động là quyền của người sử dụng lao động và người lao động nên BLLĐ cũng như Điều 31 BLTTDS không qui định thẩm quyền của Toà án huỷ hợp đồng lao động. Do đó, nếu người sử dụng lao động thì Toà án trả lại đơn kiện. Nếu người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lý do trên, người lao động khởi kiện yêu cầu Toà án huỷ quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động thì theo điểm a khoản 1 Điều 31 BLTTDS thuộc thẩm quyền của Toà án”. Theo tôi cách hiểu như trên là chưa xác đáng, bởi lẽ theo Điều 38 BLLĐ, thì trường hợp người sử dụng lao động bị lừa dối khi ký kết hợp đồng lao động không phải là căn cứ để họ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Hiện nay pháp luật lao động chưa quy định hợp đồng lao động vô hiệu do bị lừa dối. Vì thế, để xem xét hợp đồng lao động trên có bị vô hiệu hay không cần làm rõ lý do vì sao người lao động phải dùng tên người khác để ký hợp đồng lao động. Nếu chỉ vì lý do hộ khẩu, thì không nên coi hợp đồng lao động đó là trái pháp luật. Nhưng, nếu người sử dụng lao động đòi hỏi người lao động phải có bằng cấp mới ký hợp đồng lao động, nên người lao động đã dùng tên người khác và sử dụng bằng cấp của họ để ký hợp đồng lao động là trái với yêu cầu, mục đích của người sử dụng lao động. Vì vậy, không thể coi người sử dụng lao động đã tự nguyện thoả thuận ký hợp đồng lao động, nên hợp đồng lao động đó trái với Điều 26 BLLĐ, bị coi là vô hiệu. Trường hợp này cần chấp nhận quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động. Người lao động không thể yêu cầu người sử dụng lao động phải nhận họ trở lại làm việc. Người lao động chỉ có quyền yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ trong thời gian người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động.

– Về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất: theo qui định tại điểm a khoản 1 Điều 85 BLLĐ có qui định hình thức xử lý kỷ luật sa thải “khi người lao động có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp”, hành vi khác theo qui định này là hành vi nào ? và thiệt hại bao nhiêu là nghiêm trọng ? Đây là vấn đề đang còn nhiều ý kiến khác nhau vì hiện tại chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể “hành vi khác” bao gồm những hành vi nào và mức thiệt hại bao nhiêu thì bị coi là nghiêm trọng. Nên khi xét xử các Toà án cần phải xác định theo hai tiêu chí sau đây: hành vi khác phải là những hành vi vi phạm kỷ luật lao động, xuất phát từ quan hệ lao động; mức thiệt hại được coi là nghiêm trọng là mức thiệt hại đã đươc qui định trong nội quy, quy chế của người sử dụng lao động. Nếu trong nội quy, quy chế chưa quy định thì cần áp dụng tương tự như quy định tại Điều 14 Nghị định số 41/CP ngày 06/07/1995 (theo đó mức thiệt hại được coi là nghiêm trọng là từ 5 triệu đồng trở lên).

4. Một số ý kiến đề xuất

4.1 Về các qui định của BLLĐ

– Chế định tranh chấp trong BLLĐ cần phải được hoàn thiện theo hướng: xây dựng khái niệm tranh chấp lao động tập thể, căn cứ xác định vụ việc tranh chấp lao động tập thể để phân biệt với tranh chấp lao động cá nhân.

– Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tại các Điều 166 và 167 của BLLĐ cần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với đặc thù của quan hệ lao động và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các bên, đặc biệt là cho phía người lao động.

– Cần bổ sung vào Chương XIV của BLLĐ qui định về “Thương lượng trong giải quyết tranh chấp lao động” thay thế cho thủ tục hoà giải tại Hội đồng hoà giải lao động cơ sở.

4.2 Về  thủ tục tố tụng tại Toà án:

– Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của Toà án: Qui định của Điều 31 BLTTDS phải sửa đổi cho phù hợp với nội dung sửa đổi tại Chương XIV BLLĐ 2006. Cụ thể là: qui định thủ tục thương lượng là bắt buộc, chỉ khi một bên từ chối thương lượng hoặc đã thương lượng mà không có kết quả thì một hoặc các bên mới có quyền khởi kiện ra Toà án.

Không qui định hoà giải là bắt buộc, nhưng không hạn chế quyền của các bên đưa việc tranh chấp ra hoà giải. Tuy nhiên, nếu đã có yêu cầu hoà giải, thì chỉ khi hoà giải không thành, hoặc không tiến hành hoà giải được, các bên mới có quyền khởi kiện đến Toà án.

– Về thủ tục khởi kiện: việc giải quyết tranh chấp lao động đòi  hỏi thủ tục tố tụng tại Toà án phải đơn giản, thông thoáng nhằm tạo cơ hội và khả năng tốt nhất để người lao động và người sử dụng lao động đều muốn đưa việc tranh chấp đến Toà án. Các qui định về điều kiện khởi kiên, phạm vi khởi kiện, thời hiệu khởi kiện cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn cho phù hợp với đặc thù của quan hệ lao động.

– Sự tham gia tố tụng của tổ chức Công đoàn: trong quan hệ lao động, đặc biệt là ở Việt Nam, khả năng tranh tụng tại Toà án của người lao động nhìn chung còn rất hạn chế. Do vậy, pháp luật về tố tụng cần phải có những qui định phù hợp để tạo được sự cân bằng lợi thế về quyền, nghĩa vụ chứng minh trong giải quyết tranh chấp lao động, đồng thời bảo đảm để tổ chức Công đoàn được tham gia một cách hiệu quả trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động tại phiên toà lao động.

– Mô hình tài phán tư pháp về lao động: xu hướng vận động phát triển của các quan hệ kinh tế trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng, điều đó cho thấy tranh chấp lao động sẽ ngày càng phổ biến. Do đó, cơ chế tài phán về lao động cũng phải thay đổi để đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Nhiều nước trên thế giới hiện nay (kể cả các nước công nghiệp phát triển và đang phát triển) đều tổ chức các Toà án lao động độc lập và giải quyết các tranh chấp lao động rất có hiệu quả, như: Cộng hoà liên bang Đức, Trung Quốc, Thái Lan, Philipin…

ở Việt Nam, về lâu dài cũng cần tính đến việc nghiên cứu xây dựng mô hình Toà án lao động độc lập, giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục tố tụng riêng. Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn cần phải có điều kiện nghiên cứu, khảo sát, học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước.

 

 

Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội để đảm bảo quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp

TS. Đ Ngân Bình – Khoa Pháp lut kinh tế – Đi hc Lut Hà Ni

1.Vấn đề bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp

Tai nạn lao động là những tai nạ bất ngờ xảy ra trong quá trình lao động gây thiệt hại về tính mạng , sức khỏe đối với NLĐ do những nguyên nhân gắn với quan hệ lao động . Trong thực tế, sự tồn tại của những yếu tố nguy hiểm, nặng nhọc trong quá trình lao động (như nguồn điện cháy nổ, nồi hơi, thang máy, cần trục …) do không được phòng ngừa dẫn đến tình trạng bùng phát thành các sự cố là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn lao động. Tai nạn lao động thường có tính chất bất ngờ và chỉ được hạn chế khi các cơ sở sản xuất làm tốt công tác an toàn lao động tai nơi làm việc.

Bệnh nghề nghiệp là những bệnh phát sinh và gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của NLĐ do những yếu tố nặng nhọc, độc hại trong môi trường lao động gây ra. Những yếu tố thường gây bệnh nghề nghiệp trong thực tế là bụi độc, hơi khí độc, các chất phóng xạ, điện từ trường, làm việc tại những nơi có tiếng ồn lớn, vượt quá giới hạn quy định cho phép hay tại những nơi có độ rung với tần suất  cao gây bệnh rung nghề nghiệp ….Thông thường, NLĐ phải làm việc sau một khoảng thời gian nhất đinh trong môi trường lao động nặng nhọc, độc hại mới có thể gây bệnh nghề nghiệp. Thời điểm mắc bệnh nghề nghiệp nhanh hay chóng còn phụ thuộc vào khả năng chịu đựng và sức khỏe của mỗi cá nhân NLĐ. Nhìn chung bệnh nghề nghiệp có thể xác định và chuẩn đoán trước được. Chính vì vậy các nhà khoa học có thể nghiên cứu xây dựng danh mục bệnh nghề nghiệp căn cứ vào khả năng gây bệnh đối với NLĐ sau một thời gian làm việc trong môi trường lao động nhất định .

Dù mang tính chất bất ngờ hay có thể dự đoán trước, nhưng khi tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp xảy ra đối với những NLĐ thì hậu quả của nó cũng hết sức nặng nề. Cụ thể là, LĐ sẽ bị suy giảm sức khoẻ, không thể tham gia quan hệ lao động trong thời gian điều trị, kéo theo đó là sự giảm sút về tiền lương. Sau đó khả năng tìm kiếm việc làm mới hoặc tiếp tục tham gia quan hệ lao động cũ sẽ gặp nhiều khó khăn do sức khỏe sa sút, điều này cũng tác động xấu đến tinh thần của NLĐ, gây khó khăn cho gia đình họ do phải giảm thu nhập, phải chăm sóc NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. NSDLĐ cũng phải bỏ ra một khoản tiền để khắc phục hậu quả của tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như trả tiền bồi thường hoặc trợ cấp cho ngưiôì bị tai nạn, chi ttrả viện phí ….

Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trách nhiệm trước hết thuộc về NSD LĐ, dù họ có lỗi  hay không có lỗi khi để xáy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Sau đó  trách nhiệm thuộc về cơ quan BHXH trong việc chi trả một số chế độ trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (với điều kiện trước đó NLĐ và NSDLĐ có đóng BHXH)

Trong phạm vi bài viết này chúng tôi muốn đánh giá một cách khác quan hiệu quả của việc áp dụng các quy định về BHXH hiện hành trong việc hạn chế và khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như xem xét các giải pháp khả thi giúp cho việc nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về BHXH trong việc bảo vệ quyền lợi của những NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp .

2. Pháp luật BHXH hiện hành với việc bảo vệ quyền lới cho người bị tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp

Văn bản pháp luật hiện hành quy định về chế độ BHXH đối với người bị tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp là những văn bản sau đây: BLLĐ (ban hành năm 1994 và sửa đổi bổ sung năm 2002); Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 ban hành Điều lệ BHXH ( từ điều 15 đến Điều 24). Từ đó đến nay, dù đã có nhiều văn bản về BHXH được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP, nhưng các quy định về chế độ trợ cấp đối với các trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn không thay đổi .

Trên cơ sở Điều 105 của BLLĐ xác định thế  nào là tai nạn lao động, Điều 15 của Điều lệ BHXH xác định các trường hợp đựoc hưởng trợ cấp tai nạn lao động bao gồm:  i) Bị tai nạn lao động trong giờ làm việc tại nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ do yêu cầu của NSDLĐ: ii) Bị lao động tai nạn ngoài nơi làm việc kghi thức hiện cộng việc theo yêu cầu của NSDLĐ: iii) Bị tai nạ lao động trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc, Căn cứ vào những quy định tại BLLĐ về bệnh nghề nghiệp (Điều 106) và văn bản hướng dẫn về bệnh nghề nghiệp (như thông tư 08/1998/TTLT – BYT- BLĐTB  &XH ngày 20/4/1998), Điều 24 điều lệ BHXH quy định NLĐ bị mắc bệnh  nghề nghiệp theo danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ y tế và Bộ LĐTBXH ban hành được hưởng chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp như đối với người bị tai nạn lao động.  Kèm theo thông tư 08/1998/TTLT- BLĐTBXH là bản phụ lục đính kèm danh mục 21 loại bệnh nghề nghiệp .

Cũng theo quy định tại Nghị định 12/CP, khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp (trong những trường hợp nêu trên), NLĐ sẽ được hưởng trợ cấp tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động, tính theo mức lương tối thiểu chung do Chính phủ công bố. Các mức trợ cấp  tai nạn lao động bao gồm 2 loại là: i) Trợ cấp một lần từ 4 đến 12 tháng tiền lương tối thiểu áp dụng khi NLĐ bị suy giảm từ 5% -30% khả năng lao động: ii) Trợ cấp hàng tháng từ 0,4- 1,6tháng tiền lương tối thiểu khi bị suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên (Điều 17 Điều lệ BHXH). Nguồn tiền do cơ quan BHXH chi trả cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được trích từ quỹ BHXH ngắn hạn hình thành từ 5% so với tổng quỹ lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị, do NSDLĐ đóng góp hàng tháng  (Điều 36 Điều lệ BHXH).

Ngoài mức trợ cấp nêu trên, NLĐ khio bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn có thể được hưởng những quyền lợi khác do cơ quan BHXH chịu trách nhiệm chi trả như: i) Được hưởng trợ cấp phục vụ 80% mức lương tối thiếu khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà liệt cột sống, mù hai mắt cụt hai chi, tâm thần nặng và suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên: ii) Trang cấp các phương tiện trợ giúp sinh hoạt phù hợp với tổn thất chức năng theo niên hạn .

Trường hợp NLĐ bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì gia đình được hưởng 24 tháng tiền lương tối thiểu. Ngoài ra một số quy định về chế độ tử tuất cũng được áp dụng trong trường hợp này để bảo vệ lợi ích của gia đình người bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như: được hưởng tiền trợ cấp mai táng, tiền tuất hàng tháng hay một lần trả cho thân nhân của NLĐ bị chết khi đảm bảo những điều kiện quy định tại Điều 31, 32, 35 Điều lệ BHXH .

Sau gần 10 năm thực hiện các quy định về việc bảo vệ quyền lợi cho NLĐ bị tai nạn lao động, bênh nghề nghiệp, cơ quan BHXH đã thu được những kết quả nhất định, góp phần tích cực trong việc hỗ trợ những khó khăn cho NLĐ và gia đình họ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, những quy định về chế độ BHXH đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã bộc lộ một số bất cập cần được xem xét trong quá trình xây dựng Luật BHXH .

3. Một số nhận xét và kiến nghị nhắm nâng cao hiệu quả áp dụng của các quy định về chế độ BHXH đối với NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Thứ nhất, Pháp luật hiện hành còn xác định chưa rõ ràng về các trường hợp được coi là tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Do đó, trong thực tế rất khó xác định chính xác, ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ và không đảnm bảo công bằng trong một số trường hợp bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.Ví dụ như: chưa quy định rõ nguyên nhân của tai nạn lao động trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc có nhất định phải liên quan đến quá trình lao động trước đó hoặc sau đó hay không? Nhiều trường hợp NLĐ bị mắc một số bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp hay môi trường lao động tác động tới sức khỏe NLĐ nhưng lại không được hưởng quyền lợi như đối với các trường hợp bị mắc bệnh nghề nghiệp do những bệnh này không có trong danh mục bệnh nghề nghiệp đã được pháp luật quy định. Việc giải quyết quyền lợi cho NLĐ bị tai nạn lao động hoặc bênh nghề nghiệp do vết thương tái phát theo quy định tại Điều 21 Điều lệ BHXH còn nhiều điểm chưa thõa đáng như NLĐ chỉ được cơ quan BHXH giới thiệu đi giám định tại mức độ suy giảm khả năng lao động, không quy định về tiền lương trong trường hợp này. Vì vậy trong thực tế, khi giải quyết quyền lợi cho những NLĐ bị tái phát vết thương do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, NLĐ nếu phải nghỉ việc chỉ được hưởng chế độ ốm đau. Với việc hiểu và áp dụng pháp luật như trên, NLĐ không những bị khống chế thời gian nghỉ tối đa trong một năm, phải hưởng mức trợ cấp ốm đau thấp hơn tiền lương (75% lương), mà cơ quan BHXH còn phải chi trả thêm một khoản tiền trợ cấp ốm đau trích từ quỹ BHXH ngắn hạn. Trong trường hợp này, lẽ ra NSDLĐ phải có trách nhiệm trả nguyên lương cho NLĐ do nguyên nhân là tái phát tai nạn lao động, bênh nghề nghiệp mà NLĐ gặp phải trong quá trình lao động .

Để khắc phục những bất cập nêu trên khi xác định các trường hợp NLĐ được hưởng chế độ BHXH đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong dự thảo luật BHXH (đươc đưa ra lấy ý kiến của đại biểu quốc hội trong kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI từ ngày 18/10 đến hết thangns 11/2005) đã bổ sung những điểm sau đây: i) NLĐ bị tai nạn  ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc lao động theo yêu cầu của NSDLĐ: ii) NLĐ bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong những khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý: iii) NLĐ được xác nhận là bệnh nghề nghiệp khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại mà bị bệnh theo danh mục do Liên bộ Y tế và Bộ LĐTBXH ban hành .

Theo chúng tôi, việc xác định thế nào là tai nạn lao động xảy ra ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc (như trong dự thảo luật BHXH) là hợp lý. Với các tai nạn xảy ra trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc, ngoài việc xác định khoảng thơi gian và tuyến đường hợp lý (như đã nêu trong dự thảo), cần bổ sung nguyên nhân của tai nạn lao động phải liên quan đến quá trình lao động. Ví dụ: nếu bị tai nạn lao động trên tuyến đường hợp lý từ nơi làm việc về nhà sau giờ làm việc mà nguyên nhân là NLĐ bị căng thẳng trong công việc, nhưng nếu nguyên nhân do NLĐ phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn thì không thể coi là tai nạn lao động. Việc bổ sung quy định này là cần thiết vì liên quan đến vấn đề xác định lợi ích chính đáng của NLĐ, có tính đến lợi ích pháp luật của NSDLĐ và góp phần đảm bảo công bằng giữa các trường hợp bị tai nạn lao động .

Về việc bảo vệ quyền lợi cho NLĐ khi mắc các bệnh nghề nghiệp, Nhà nước nên bổ sung thêm vào danh mục bệnh nghề nghiệp một số loại bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động lên cơ thể NLĐ một cách từ từ hoặc cấp tính, dẫn đến hậu quả là  suy giảm sức lao động và để lại di chứng lâu dài. Cụ thể là các bệnh sau đây: i) Bệnh viêm đường hô hấp sẽ dễ xảy ra đối với các bác sỹ, y tá và hộ lý làm nhiệm vụ điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh này do đây là căn bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới  (WHO ); ii) Bệnh lây nhiễm HIV có khả năng xảy ra đối với người làm nhiệm vụ truy bắt tôi phạm, làm việc tại các trại cải tạo, trại cai nghiện, phục hồi nhân phẩm, điều trị người bị bệnh AIDS  tại các cơ sở y tế; iii) Bệnh sốt rét dễ xảy ra đối với người làm việc ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa do điều kiện khí hậu hoặc môi trường sinh thái tại nơi làm việc có nhiều yếu tố gây bếnh sốt rét .

Nhà nước cũng cần bổ sung quy định về giải quyết quyền lợi cho NLĐ bị phát bệnh nghề nghiệp sau một thời gian nhất định kể từ khi kết thúc quan hệ lao động tại nơi có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại. Như vậy, quyền  lợi chính đáng của NLĐ khi bị mắcbệnh nghề nghiệp sẽ được bảo vệ tôt hơn góp phần thực hiện mục tiêu quan trọng của BHXH là bảo vệ lợi ịch cho NLĐ trong các trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập do bị suy giảm khả năng lao động. Đồng thời, góp phần đảm bảo sự công bằng khi giải quyết quyền lợi cho người bị ốm đau thông thường và NLĐ bị mắc bệnh nghề nghiệp .

Ngoài ra trong trường hợp tái phát vết thương do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, xét từ nguyên nhân của tình trạng này và nhằm bảo vệ tốt nhất lơi ích của NLĐ, đề cao trách nhiệm của NSDLĐ trong việc khắc phục hậu quả của tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nên quy định cho NLĐ được hưởng quyền lợi như khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần đầu  (được NSDLĐ trả nguyên lương, được giám định lại và hưởng chế độ trợ cấp do BHXH chi trả phù hợp với kết luận của cơ quan y tế về tỷ lệ suy giảm khả năng lao động)

Thứ hai, về mức trợ cấp BHXH đối với  người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp .

Trong báo cáo điều tra về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do Bộ LĐTBXH tiến hành, hầu hết các chuyên gia được hỏi ý kiến đều cho rằng mức bồi thường, trợ cấp do NSDLĐ và cơ quan BHXH chi trả theo quy định tại Điều lệ BHXH là chưa thỏa đáng, không đảm bảo được đời sống tối thiểu của NLĐ gặp khó khắn do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Điều đó không những phản ánh sự kém nhanh nhạy của pháp luật về BHXH trước sự đổi thay của tình hình kinh tế xã hội, mà còn ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của NLĐ .

Xuất phát từ thực tiến nói trên, chúng tôi cho rằng cần tăng mức trợ cấp BHXH đối với NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, khi xem xét vấn đề này cần lưu ý một số điểm sau đây: i) Cần phân biệt trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do cơ  quan BHXH chi trả đối vói trợ cấp do NSDLĐ trả cho NLĐ trong trường hợp tai nạn lao động xảy ra không do lỗi của NSDLĐ, bởi tuy cùng là trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động  nhưng mức trợ cấp , nguồn chi trả và chr thể có trách nhiệm chi trả trợ cấp là khác nhau; ii) Cần cân đối giữa việc tăng mức trợ cấp BHXH với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và việc tăng mức đóng góp của NSDLĐ (do nguồn chi trả lấy từ quỹ BHXH ngắn hạn do NSDLĐ đóng góp). Khi tính toán việc tăng mức đóng góp của người sủ dụng phải tính đến lợi ích pháp luật của NSDLĐ, khả năng đóng góp của các doanh nghiệp ở mức trung bình và nếu cần  có thể tính đến phương án NLĐ cũng phải đóng góp vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; iii) Cần tính đến sự chi phối của nguyên tắc phân phối theo lao động trong việc đóng góp và hưởng BHXH. Các quy định hiện hành về chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bênh nghề nghiệp chỉ tính đến nguyên tắc tương trợ cộng đồng, lấy số đông bù số ít, mức trợ cấp được tính dựa trên tiêu chí duy nhất là khả năng suy giảm sức lao động của  NLĐ. Do đó, những NLĐ có mức đóng góp BHXH khác nhau vẫn có thể được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng nhau nếu mức độ suy giảm sức lao động như nhau (bởi tỷ lệ % hưởng trợ cấp là giống nhau và đều tính trên cơ sở của mức lương tối thiểu chung). Nhìn dưới góc độ tương trợ cộng đồng thì quy định trên hợp lý, nhưng dưới góc độ phân phối theo lao động lại là không hợp lý, mà một trong các nguyên tắc cơ bản chế độ pháp lý về BHXH là kết giữa phân phối theo lao động và tương trợ cộng đồng. Vì thế, nên chăng phải tính đến những trường hợp NLĐ có mức nộp BHXH cao thì có có thể được hưởng các chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cao hơn. Để giải quyết bài toán này có những cách thức sau đây: i) Tăng tỷ lệ % trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; ii) Tính tỷ lệ % trên cơ sở mức lương tối thiểu chung như hiện nay; iii) Tính mức trợ cấp  tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mức lương tối thiểu của khu vực, ngành kinh tế (nếu có); iiii) ngoài ra có thể trả thêm cho NLĐ khoản tiền hỗ trợ một lần, căn cứ vào mức đóng góp của NLĐ trước đó, tính trên cơ sở thời gian đóng góp và mức lương là căn cứ trích nộp BHXH).

Trong dự thảo luật BHXH, phương thức thứ nhất và phương thức thứ tư đã được cân nhắc lựa chọn và đưa vào dự thảo để lấy ý kiến. Cụ thể là mức trợ cấp một lần áp dụng đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% – 30% được một lần áp dụng đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động thì được 5 tháng lương tối thiểu chung. Ngoài ra, NLĐ còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH và mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng trước liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Theo đó cứ đóng BHXH từ đủ 1 năm trở xuống thì được bằng 0,5 tháng lương, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính 0,3 tháng lương của tháng trước liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. Mức trợ cấp hàng tháng đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên được tính như sau: Suy giảm 31% khả năng lao động thì được trợ cấp bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% khả năng lao động thì được tính thêm 2% mức lương tối thiểu chung. Ngoài mức trợ cấp trên hàng tháng NLĐ còn được hưởng thêm 1 khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH và tiên lương của tháng trước liền kề khi nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Theo đó NLĐ đã đóng BHXH từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5% sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,2% mức tiền lương của tháng trước liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Cách tính mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như trong dự thảo luật BHXH nêu trên, bao gồm hai khoản: Một khoản tính theo mức lương tối thiểu chung được áp dụng đối với mọi NLĐ có mức suy giảm khả năng lao động như nhau do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; một khoản được tính trên cơ sở mức đóng góp BHXH của NLĐ trước đó đã đảm bảo nguyên tắc đặc trưng của pháp luật về BHXH, nó vừa thể hiện tính chất  xã hội của BHXH là lấy số đông bù số ít, vừa thể hiện tính kinh tế của việc đóng góp và chi trả BHXH (đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít).

Ngoài ra dự thảo luật BHXH cũng dự kiến mức trợ cấp phục vụ đối với người bị suy giảm lao động từ 81% trở lên, liệt cột sống, mù hai mắt, cụt hai chi, tâm thần nặng là 1 tháng lương tối thiểu chung (hiện nay mức trợ cấp phục vụ là 80% mức lương tối thiểu). Trợ cấp một lần khi NLĐ chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là 36 tháng lương tối thiểu (hiện nay là 24 tháng lương tối thiểu).

Với các mức trợ cấp BHXH đối với người bị  tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dự kiến tăng lên như trong dự thảo luật BHXH ít nhiều cũng sẽ giúp cho NLĐ có những điều kiện tốt hơn để khắc phục những khó khăn trong cuộc sống do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra. Tuy nhiên khi tăng mức trợ cấp như dự kiến phải tính đến các vấn đề có liên quan như: i) Thứ nhất có thể phải tăng mức đóng góp của NSDLĐ vào quỹ BHXH thậm chí tăng mức đóng góp NLĐ và chuyển một phần tiền thu được từ quỹ BHXH dài hạn sang quỹ BHXH ngắn hạn nhằm chi trả chế độ cao hơn cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (hiện nay nguồn chi trả chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được lấy tư quỹ BHXH ngắn hạn trích từ 5% mức nộp BHXH của NSD LĐ); ii) Thứ hai phải đảm bảo cân đối giữa thu và chi của quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sao cho không dẫn đến tình trạng bội chi; iii) Thứ ba có nhất thiết phải quy định thời gian đóng BHXH tối thiểu như một điều kiện để hưởng chế độ khi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay không?

Về vấn đề có nên tăng mức đóng BHXH của các chủ thể trong quan hệ LĐ hay không có nhiều ý kiến khác nhau. Một số ý kiến cho rằng không cần thiết phải tăng mức đóng BHXH vì thực tế nguồn thu của quỹ này đã tương đối lớn và khoản chi trả không đáng kể. Một số ý kiến khác lại cho rằng việc tăng thêm nguồn đóng góp quỹ BHXH giành cho tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là cần thiết nếu muốn tăng mức trả BHXH. Trước mắt, chỉ cần tăng mức đóng góp của NSD LĐ, chưa cần thiết phải tăng mức đóng góp NLĐ.

Về vấn đề cân đối quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như thế nào trong thành phần quỹ BHXH và sử dụng như thế nào để đảm bảo thu chi, trong dự thảo luật BHXH đã tính đến phương án tách riêng quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ra khỏi quỹ BHXH ngắn hạn như hiện nay. Dự kiến phân chia giành cho quỹ này là 1% mức đóng góp của NDS LĐ và 1% mức đóng góp của NLĐ. Như vậy, trong lộ trình về việc tăng dần mức đóng góp chủ thể vào quỹ BHXH (điều 73 dự thảo luật BHXH) quỹ dành cho tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng sẽ tăng dần nguồn thu, đáp ứng nhu cầu chi trả chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Về Việc NLĐ có nhất thiết phải đảm bảo thời gian tối thiểu tham gia đóng góp BHXH trước khi hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay không? Theo chúng tôi là không cần thiết. Tai nạn lao động là những sự cố bất thường có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào của quá trình lao động (cá biệt có trường hợp còn xảy ra ngay trong ngày đầu tiên NLĐ đến làm việc) vì thế để đảm bảo về lợi ích chính đáng của NLĐ và vì tính chất tương trợ cộng đồng của BHXH, nên cho phép họ được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp kể cả khi thời gian đóng góp BHXH còn rất ngắn.

Có thể nói trong dự thảo luật BHXH khi tính đến việc đóng góp và chi trả BHXH nói chung, bảo hiểm đối với các trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nói riêng, các nhà hoạch định chính sách đã tính đến những vấn đề có liên quan đến đảm bảo đời sống cho NLĐ giúp họ khắc phục khó khăn do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cân đối thu chi của quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tính chất tương trợ cộng đồng kết hợp với phân phối theo lao động của  BHXH trong việc thực  hiện chế độ đối với các trường hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Có thể các số liệu về mức đóng góp và chi trả BHXH đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ còn thay đổi trong tương lai nhưng những vấn đề cơ bản của chế độ này sẽ có giá trị sử dụng lâu dài bởi tính hợp lý và khả thi của nó.

Thứ ba, về việc sử dụng quỹ dành cho tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Việc sử dụng quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như thế nào cũng là vấn đề cần tính đến trong quá trình xây dựng luật BHXH. Việc đơn thuần sử dụng quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vào việc chi trả cho NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chỉ nhằm hạn chế khó khăn khi rủi ro xảy ra , không có tác dụng ngăn chặn, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu quỹ này trích một phần đầu tư trở lại cho việc cải thiện điều kiện lao động tại các doanh nghiệp sẽ góp phần làm giảm tai nạn lao động và nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp. Khi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giảm thì việc trả chế độ đối với các trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ giảm theo, góp phần cân đối thu chi quỹ bảo hiểm.

Theo quy định hiện nay việc đầu tư trở lại từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là không thể thực hiện được vì mục đích sử dụng của qũy không bao gồm vấn đề đầu tư trở lại cho các đơn vị để cải thiện điều kiện làm việc. Theo nhận định của các chuyên gia về an toàn, vệ sinh lao động và BHXH, các quy định hịên thời về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong pháp luật BHXH chỉ mang tính chất đối phó, bị động do đó không có khả năng chủ động kiểm soát và phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nói một cách hình ảnh là mới có biện pháp “chữa bệnh” chứ chưa có biện pháp “phòng bệnh” một cách hữu hiệu. Quỹ bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cần phải tham gia vào quá trình cải thiện điều kiện lao động, ngăn chặn, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nâng cao sức khoẻ NLĐ và hạn chế các trường hợp chi trả tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên khi bàn đến vấn đề này, có một số điểm đáng lưu ý sau đây: có thể trong quá trình sửa đổi bổ sung BLLĐ sắp tới các nhà làm luật sẽ phải tính đến việc thành lập quỹ bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do NSD LĐ đóng góp để bồi thường và trợ cấp cho NLĐ khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thực hiện chức năng tái đầu tư cho hoạt động cải thiện điều kiện lao động. Quỹ bồi thường này khác với  quỹ BHXH dành cho tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở một số điểm như nguồn thu, mục đích chi trả, cơ quan quản lý quỹ…Do tính chất độc lập của hai loại quỹ nêu trên nếu quỹ bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hình thành thì quỹ bảo hiểm dành cho tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không cần kiêm thêm chức năng tài đầu tư cho công tác an toàn, vệ sinh lao động. Trong trường hợp không ban hành được các quy định về việc hình thành qũy bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dẫn tới việc quỹ này không được thành lập trong thực tế thì có thể quy định thêm chức năng tái đầu tư cho công tác an toàn, vệ sinh lao động của quỹ bảo hiểm đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Trong dự thảo luật BHXH không đề cập vấn đề này với dụng ý để ban hành một số quy phạm pháp luật lao động mới về việc xây dựng quỹ bồi thường tai nạn lao động trong quá trình sửa đổi, bổ sung BLLĐ thời gian tới. Nhưng như đã nói ở trên nếu việc xây dựng quỹ bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là không khả thi thì nên chăn có thể quy định tăng mức đóng góp của NSD LĐ vào quỹ BHXH dành cho tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Cùng với đó cần quy định bổ sung chức năng của quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sao cho vừa đảm bảo chi trả chế đô cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vừa tái đầu tư cho công tác phòng ngừa và hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở các đơn vị sử dụng lao động.

Trên đây là một vài ý kiến về pháp luật BHXH trong việc phòng ngừa và khắc phục hậu quả của tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Hy vọng những vấn đề đó sẽ được xem xét, cân nhắc trong quá trình sửa đổi, bổ sung BLLĐ sắp tới nhằm góp phần bảo vệ tốt hơn lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, đảm bảo sự ổn định quỹ BHXH và vì mục tiêu chung của BHXH.

Một số ý kiến về việc giải quyết tranh chấp lao động và đình công theo quy định của pháp luật lao động

TS. Đỗ Ngân Bình – Khoa Pháp luật kinh tế – Đại học Luật Hà Nội

Tạp chí lao động và xã hội, số 325 tháng 12/2007;

Sau hơn 10 năm thực hiện Bộ luật lao động, cùng với đó là việc Nhà nước thừa nhận quyền đình công của những người lao động, đã có hàng ngàn vụ tranh chấp lao động và gần 1500 cuộc đình công xảy ra trên khắp lãnh thổ VN. Con số này chắc chắn sẽ khiến nhiều người giật mình bởi trong tiềm thức của không ít người, tranh chấp lao động và đình công vẫn luôn bị coi là “mặt trái” của nền kinh tế thị trường và để lại những hậu quả bất ổn về chính trị, kinh tế, xã hội. Đáng ngại hơn là với số lượng lớn các cuộc đình công đã và đang xảy ra, không có một cuộc đình công nào hợp pháp, cũng như  không có một cuộc đình công nào được giải quyết theo đúng thủ tục luật định.

Nguyên nhân của vấn đề này nằm ở đâu? Do ý thức chấp hành pháp luật kém của các bên trong quan hệ lao động? Hay do bản thân các quy định về giải quyết tranh chấp lao động và đình công còn nhiều bất cập và phải được xem xét lại?  Nhằm tìm hiểu vấn đề này d ới góc độ đánh giá tính khả thi của hệ thống pháp luật hiện hành về TCLĐ và đình công, trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin đề cập đến một vài vấn đề sau đây:

Thứ nhất, về khái niệm tranh chấp lao động và đình công. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006 đã đưa ra khái niệm tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và khái niệm đình công. Vấn đề là với cách định nghĩa TCLĐTT (tại Điều 157) như  trong Luật sửa đổi lần này, trong thực tế có thể phân biệt TCLĐ cá nhân và TCLĐTT được hay chưa? Theo quy định của pháp luật lao động, đây là hai loại tranh chấp có thủ tục giải quyết rất khác nhau. Nếu không có sự phân biệt chính xác ngay từ thời điểm nhận dạng tranh chấp lao động, rất có thể dẫn đến sự rắc rối khi xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp cũng như  thủ tục tố tụng tiếp theo.

Trong  Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006, khái niệm “tranh chấp lao động tập thể” và liên quan đến nó là khái niệm “tập thể lao động” được xác định rất chung chung, gây khó khăn cho việc áp dụng luật khi Luật sửa đổi, bổ sung chính thức có hiệu lực . Theo Điều 157, tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp “giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động”; còn tập thể lao động là “những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp hoặc một bộ phận của doanh nghiệp”. Trong thực tế, có nhiều vụ tranh chấp xảy ra giữa một số người lao động (một nhóm người lao động) với người sử dụng lao động, nhưng giữa họ không có sự liên kết với nhau, mỗi cá nhân NLĐ có thể có những yêu cầu khác nhau với NSDLD. Hoặc có những TCLĐ xảy ra giữa nhiều NLĐ tại một doanh nghiệp, nhưng lại không được sự ủng hộ hoặc tham gia của cán bộ Công đoàn cơ sở (dù tại đó có thể có tổ chức Công đoàn)… Vấn đề là những tranh chấp đó có thể coi là TCLĐTT hay không?

Hiện có rất nhiều quan điểm khác nhau về việc nhận dạng tranh chấp lao động tập thể. Theo chúng tôi, quan điểm có nhiều yếu tố hợp lý và được sự nhất trí của nhiều nhà khoa học  là quan điểm cho rằng để được coi là tranh chấp lao động tập thể phải thoả mãn ít nhất các dấu hiệu sau đây:

i) Có sự tham gia của nhiều người lao động (số lượng người lao động có thể tính theo tỷ lệ hợp lý tại đơn vị sử dụng lao động đó);

ii) Có sự liên kết giữa những người lao động ;

iii) Có những yêu cầu chung với NSDLD (đó cũng là nguyên nhân phát sinh bất đồng giữa các bên trong TCLĐTT).

Với những dấu hiệu nêu trên, chúng tôi cho rằng có thể đưa ra định nghĩa về tranh chấp lao động tập thể như  sau: tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp giữa tập thể lao động với NSDLD vì những quyền và lợi ích chung của tập thể lao động. Khái niệm tập thể lao động cũng có thể được định nghĩa lại như sau: tập thể lao động là nhiều người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp hoặc trong một bộ phận doanh nghiệp mà giữa họ có sự liên kết với nhau trong những hoạt động chung

Với hai khái niệm được sửa đổi như  trên, có thể phân biệt TCLĐ cá nhân và TCLĐTT ở những trường hợp phổ biến, th ờng gặp trong thực tiễn. Đối với những tr ờng hợp tương đối cá biệt, có thể vận dụng linh hoạt các quy định của pháp luật trong từng tình huống cụ thể.

Thứ hai, về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động. Mặc dù đã có nhiều ý kiến đề nghị xem xét lại thủ tục giải quyết TCLĐ tại Hội đồng hoà giải lao động cơ sở trong quá trình lấy ý kiến xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006. Nhưng cuối cùng, khi thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ vẫn không thay đổi về thủ tục hoà giải tại cấp cơ sở.

Theo chúng tôi, việc giữ nguyên các quy định về hoà giải tại Hội đồng hoà giải lao động cơ sở nh  hiện nay sẽ phát sinh những rắc rối khi một trong hai bên hoặc cả hai bên không tự giác thi hành thoả thuận trong Biên bản hoà giải thành. Khi đó, tranh chấp lao động sẽ rơi vào bế tắc do không thể tìm ra cách giải quyết vì Biên bản hoà giải thành không được đảm bảo bằng các biện pháp cưỡng chế thi hành. Nên chăng, có thể cho phép các chủ thể có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án công nhận Biên bản hoà giải thành. Nhờ đó, biên bản này sẽ được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Có như vậy mới tránh được những tr ờng hợp rắc rối nêu trên.

Điều này cũng xảy ra tương tự với biên bản hoà giải thành do HĐTTLĐ tỉnh xác lập khi giải quyết các TCLĐTT về lợi ích . Giả định, sau khi đã có biên bản hoà giải thành của HĐTTLĐ cấp tỉnh về việc giải quyết TCLĐTT về lợi ích nhưng sau đó các bên không đồng ý với biên bản đó, hoặc một trong hai bên tranh chấp cố ý không thực hiện thoả thuận trong biên bản hoà giải thành thì phải giải quyết TCTT đó như  thế nào?

Đối với tập thể lao động, họ có thể tìm đến phương án đình công. Nhưng đối với NSDLD thì không còn cách nào khác. Giải pháp duy nhất mà NSDLD có thể lựa chọn khi không tán thành với biên bản hoà giải thành tại HĐTTLĐ cấp tỉnh là không thực hiện. Lúc này, vấn đề được đặt ra là làm thế nào để đảm bảo tính cư­ỡng chế thi hành của biên bản hoà giải thành được xác lập tại Hội đồng trọng tài lao động tỉnh khi các bên không tiếp tục có quyền khởi kiện ra Toà án.

Theo chúng tôi, giải pháp cho tình trạng này cũng là cho phép các bên có quyền khởi kiện yêu cầu công nhận biên bản hoà giải thành của Hội đồng trọng tài lao động là hợp pháp. Sau khi đã được TA công nhận tính hợp pháp, biên bản này sẽ được đảm bảo thi hành bằng các biện pháp c ỡng chế nhà nước.

Thứ ba, đối với các quy định về đình công và giải quyết đình công. Hiện đã và đang có nhiều quan điểm không nhất trí với việc sửa đổi như  trong Luật sửa đổi, bổ sung lần này. Chúng tôi chỉ góp thêm một vài ý kiến bàn về tính khả thi của các quy định này như  sau:

i) Nếu tiếp tục giữ nguyên các quy định quá chặt chẽ về điều kiện để một cuộc đình công được coi là hợp pháp như hiện nay, các cuộc ĐC vẫn sẽ tiếp tục rơi vào tình trạng bất hợp pháp, dù đó là đình công để phản đối việc vi phạm pháp luật lao động của NSDLD hay đình công để đòi những lợi ích cao hơn của NLĐ. Nên chăng, cần có sự quy định thời điểm, thủ tục đình công khác nhau đối với đình công xuất phát từ TCLĐTT về quyền và đình công xuất phát từ TCLĐTT về lợi ích theo hướng đơn giản hơn, tạo thuận lợi hơn cho các cuộc đình công xuất phát từ sự vi phạm pháp luật của NSDLD (đình công về quyền).

ii) Cần xem xét lại quy định về giải quyết đình công tại Điều 178,179. Nếu giải quyết các cuộc đình công theo thủ tục quy định ở những điều luật này sẽ vấp phải một thực tế là nếu một cuộc đình công được Toà án công nhận là hợp pháp thì h ớng giải quyết tiếp theo là gì?Theo chúng tôi, phải quy định thật rõ ràng: nếu đình công bất hợp pháp, những người lao động phải ngay lập tức dừng cuộc đình công và không được chấp nhận mọi yêu cầu trong đình công. Nếu đình công hợp pháp, sẽ chia hai trường hợp. Đối với những cuộc đình công hợp pháp xuất phát từ tranh chấp lao động về quyền, sau khi đã có phán quyết của Toà án, những NLĐ có thể khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Đối với các cuộc đình công hợp pháp xuất phát từ tranh chấp về lợi ích, những người lao động có thể tiếp tục đình công theo đúng quy định về đình công cho đến khi họ đạt được yêu cầu hoặc khi chính họ không muốn tiếp tục đình công.

Tất nhiên, để đảm bảo cho những quy định theo đề xuất sửa đổi nêu trên thực sự đi vào cuộc sống, cần có sự sửa đổi đồng bộ các nội dung về khái niệm tranh chấp lao động, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động, điều kiện đình công hợp pháp, thủ tục giải quyết đình công… Bên cạnh đó, cần nâng cao hiểu biết và ý thức pháp luật của các bên trong quan hệ lao động. Hy vọng những ý kiến nói trên sẽ góp thêm tiếng nói để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật lao động trong thực tiễn và quan trọng hơn là để các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ 2006 sau khi chính thức có hiệu lực sẽ không rơi vào tình trạng “đứng bên lề cuộc sống”/